Trong ngành Dệt May, sự sáng tạo không chỉ xuất phát từ việc thiết kế ra những sản phẩm thời trang độc đáo, mà còn là cách áp dụng những công nghệ mới để nâng cao chất lượng và hiệu suất làm việc. Bởi tư duy sáng tạo cho phép chúng ta nhìn xa hơn những điều hiển nhiên, thách thức hiện trạng và đưa ra các giải pháp hiệu quả cho các vấn đề phức tạp. Sự sáng tạo trong ngành Dệt May là điểm mấu chốt cho sự tiến bộ và phát triển, sáng tạo cũng là một trong những giá trị cốt lõi được Người PPJ lấy làm động lực cố gắng mỗi ngày. Vừa qua, vào ngày 26/10/2023, Công đoàn tài xỉu online đã tổ chức lễ trao tặng bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho 02 CBCNV vinh dự đạt danh hiệu Lao động sáng tạo trong Phong trào Thi đua yêu nước năm 2022, và 02 CBCNV đạt thành tích xuất sắc trong Chương trình “Một triệu sáng kiến – nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19”. Trong số Tập san tháng 11 này, chúng ta hãy gặp gỡ một trong 4 nhân vật đã xuất sắc được nhận Bằng khen để có thể tìm hiểu sâu hơn về quá trình sáng tạo của anh. Đó là anh Nguyễn Bá Nghĩa, một người đã vượt qua các ranh giới và khuôn mẫu để cho ra đời hàng loạt những sáng kiến xuất sắc, đóng góp không nhỏ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hệ thống nhà máy trong Tập đoàn.
Có thể nói anh Nguyễn Bá Nghĩa cũng nằm trong số những thế hệ CBCNV đầu tiên của PPJ Group. Anh ghi tên mình trong hàng ngũ chính thức của Công ty từ năm 2009, với vị trí xuất phát điểm là công nhân Nhà máy May Jeans Xuất khẩu (PPJ Wiser). Đầu năm 2012, anh tìm thấy cơ hội mới cho mình tại Phòng Đầu tư và Phát triển, anh đã mạnh dạn ứng tuyển và thành công thử sức với vị trí mới tại đây. Đến tháng 9/2012, Ban Lãnh đạo Công ty quyết định thành lập Ban cơ điện với mong muốn có một đội ngũ chuyên gia bảo dưỡng, nghiên cứu, và cải tiến toàn bộ các thiết bị máy móc trong Nhà máy, sau này Ban cơ điện được đổi tên chính thức thành Phòng Quản lý Thiết bị May, những phát kiến của phòng cũng từ đây được tập trung nghiên cứu và thực thi.
Bằng tố chất và năng khiếu nổi bật, anh Nguyễn Bá Nghĩa đã đóng góp nhiều sáng kiến, phát minh có giá trị trong quá trình sản xuất và mang lại những giải pháp đổi mới giúp tăng năng suất lao động. Khi nhận được tấm Bằng Lao động sáng tạo do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng, anh kể rằng anh không giấu nổi niềm hạnh phúc mà ăn mừng ngay với các anh chị em trong phòng. Tấm bằng khen là sự công nhận và minh chứng cho những nỗ lực của anh và đồng nghiệp trong suốt thời gian qua. Anh cũng không quên gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Lãnh đạo và Cơ quan Tổng Giám đốc vì đã luôn tạo điều kiện thuận lợi để Phòng Quản lý Thiết bị May chuyên tâm nghiên cứu và chế tạo ra những sáng kiến mới.
Anh Nguyễn Bá Nghĩa chụp cùng các thành viên của Phòng Quản lý Thiết bị May năm 2017 (người đứng ngoài cùng bên phải)
Anh Nghĩa chia sẻ, từ khi anh còn làm công nhân ở dưới nhà máy, anh đã từng mày mò tận dụng những vật dụng nhà máy đang có để thử chế tạo những ý tưởng trong đầu mình nhưng kết quả không như mong muốn. Sau khi chuyển công tác về Phòng Quản lý Thiết bị May, được đầu tư tốt hơn về trang thiết bị cũng như có nhiều thời gian hơn để tập trung sáng tạo, anh cùng đội ngũ dốc sức thực hiện những dự định còn đang bỏ ngỏ trước đó, biến những ý tưởng đã nhen nhóm lâu nay thành hiện thực. Và phát minh đã giúp anh vinh dự đạt danh hiệu Lao động sáng tạo trong phong trào thi đua yêu nước năm 2022 chính là Băng chuyền tự động đưa bán thành phẩm đầu vào máy ép keo hay còn được anh và đồng nghiệp gọi tắt là Băng chuyền máy ép keo. Động lực để làm nên chiếc máy này xuất phát từ mối quan tâm tới sức khỏe người lao động. Anh nhận thấy máy ép keo tỏa ra nguồn nhiệt rất lớn, và trong quá trình làm việc, người công nhân phải đứng rất gần chiếc máy, ngày ngày tiếp xúc với nguồn nhiệt nóng gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của họ. Ngoài ra, thiết kế ban đầu của nhà sản xuất chỉ đủ chỗ cho hai người đứng máy hai bên và một người đứng ở đầu ra của băng chuyền. Vì vậy, anh cùng các đồng nghiệp trong phòng đã quyết tâm lên ý tưởng cải tiến lại chiếc máy này để có thể khai thác được 100% hiệu quả của nó.
Lý giải thêm về cấu trúc của thiết bị, anh chia sẻ: “Băng chuyền máy ép keo vốn là một chiếc máy độc lập, được cải tiến và kết nối với máy ép keo. Bên anh làm một cái băng chuyền đưa cái bán thành phẩm đầu vào của cái máy ép keo. Chiếc máy nguyên bản của nhà sản xuất chỉ có duy nhất một cái khung ván nằm ở phía trước, diện tích vỏn vẹn khoảng 9 tấc. Sau đó, bên anh nới dài ra thêm 3 mét và kết nối để chạy đồng bộ với thiết bị mình đang có. Như vậy là giải quyết trọn vẹn bài toán đặt ra ban đầu, giúp người công nhân đứng cách xa máy hơn, giảm được sự hấp thụ nhiệt nóng từ máy, đảm bảo sức khỏe cho người lao động.”
Băng chuyền tự động đưa bán thành phẩm đầu vào máy ép keo được sáng chế bởi Phòng Quản lý Thiết bị May.
Sau khi Băng chuyền máy ép keo đi vào vận hành thành công, anh Nghĩa nhận thấy nhiều giá trị gia tăng khác của “công trình” này, bên cạnh mục đích ban đầu là bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Xét về khía cạnh kinh tế, chi phí đầu tư cho một máy ép keo là khá lớn, trong khi mỗi nhà máy cần đầu tư đến tận 3-4 chiếc, nhân lên số lượng nhà máy trong hệ thống của PPJ Group hiện tại sẽ là một con số khổng lồ. Việc chủ động chế tạo thiết bị này giúp nhà máy tiết kiệm đến 40% tổng giá trị đầu tư cho trang thiết bị, tiệt kiệm tới 3 lần lượng điện năng tiêu thụ khi vận hành. Xét về tính hiệu suất của thiết bị, thay vì lúc đầu là hai người đứng máy phục vụ cho một người đứng ở đầu ra băng chuyền, thì bây giờ đã có đủ diện tích cho cả năm người cùng phối hợp đứng máy, cùng một thời gian nhưng bỏ được vào 3 – 4 loại bán thành phẩm, từ đó khai thác triệt để công năng thiết bị.
Từ lúc phòng bắt tay vào công việc chế tạo đến lúc hoàn thiện thiết bị đi vào vận hành là gần 3 tháng. Trong quá trình lắp ráp và vận hành chắc chắn không tránh khỏi những khó khăn. Thời gian đầu, anh Nghĩa và các đồng nghiệp gặp nhiều trở ngại nhất ở khâu tìm vật tư, nguyên phụ kiện cho thiết bị. Vì thời điểm nghiên cứu và sáng chế trùng với thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát, nên ngân sách đầu tư cho toàn bộ dự án không có nhiều. Anh Nghĩa cùng các anh chị em trong phòng phải tìm tòi, dò hỏi nhiều nơi để tìm được chỗ mua giá tốt nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Sau khi khâu tìm mua nguyên vật liệu hoàn tất, anh cùng các anh em trong phòng tiến hành lắp ráp phiên bản thử nghiệm đầu tiên và quyết định đặt tại nhà máy PPJ Wiser để chạy thử. Cũng từ đây, những trục trặc không dự tính được trước bắt đầu xuất hiện, anh bộc bạch: “Ý tưởng và thực tế quả là hai khái niệm cách xa nhau muôn trùng vạn dặm. Có những máy làm xong bị lỗi, đi lệch hết những gì mình tính trong đầu, thế là anh em bọn anh lại vắt tay lên trán nghĩ xem nguyên nhân ở đâu, nghĩ mãi không được lại phải gỡ hết ra lắp lại từ đầu mới hiểu ra vấn đề. Quả thật phải nói là “học phí” cho việc thử nghiệm không hề nhỏ, một công trình tốn công, tốn tiền, tốn sức người!”. Tuy nhiên “Sóng yên biển lặng không tạo ra người thuỷ thủ giỏi”, anh Nghĩa cho rằng khó khăn là điều cần thiết trong quá trình hoàn thiện và nâng cấp thiết bị, bởi có xảy ra lỗi thì mới có kinh nghiệm sửa lỗi, có sửa lỗi thì mới không bao giờ phạm lỗi nữa.
Anh kể lại 1 kỷ niệm đáng nhớ nhất trong quá trình chạy thử: “Cái máy ép keo này có một cục số thứ tự để đánh số thứ tự cho mỗi thành phẩm. Có một lần khi các anh chị em cho máy chạy thử xong, bắt đầu quay lại kiểm kê thành phẩm thì thấy thiếu mất một cái, nhưng tìm quanh mãi cũng chẳng biết lọt ở đâu, từ lúc nào. Mấy anh em “ngơ ngác ngỡ ngàng bật ngửa” nhìn nhau, vừa bực vừa buồn cười. Lúc lâu sau bọn anh mới tìm ra nguyên nhân là ở đường dẫn, khiến cho thành phẩm bị lọt vào trong kẹt trục. Lúc đấy phải mở máy ra xem nó kẹt ở đâu, sau đó lại tìm tiếp nguyên nhân tại sao lại kẹt được. Nhưng quả thật, trong quá trình test demo chỉ sợ nhất là không gặp lỗi nào, vì chỉ khi gặp lỗi thì mình mới biết cách khắc phục và lường trước được những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Sau này, khi bàn giao cho các nhà máy khác trong Tập đoàn mới có thể giảm thiểu rủi ro. Ví dụ như nếu lỗi kia xảy ra trong quá trình chạy thật, sẽ rất cực cho người công nhân khi phải quay lại tìm.”
Anh Nguyễn Bá Nghĩa và anh Đỗ Thanh Tài (Tổ Trưởng Tổ Cơ điện Nhà máy May XK PPGM) nhận Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Sau khi trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc khi chạy thử máy, phát minh “Băng chuyền máy ép keo” chính thức hoàn thiện, đi vào hoạt động và đưa vào chuyển giao. Phòng Quản lý Thiết bị May là phòng đi đầu về phát minh để các nhà máy khác nhân bản mô hình, nên Phòng được giao nhiệm vụ trực tiếp hướng dẫn lắp ráp và cách vận hành cho các nhà máy khác. Hiện tại, các Nhà máy tại Nha Trang đã sử dụng thiết bị này hàng ngày; Nhà máy Phú Yên đã sản xuất 4 thiết bị tương tự từ một khuôn mẫu; Nhà máy Quảng Trị, Nhà máy Long An đã bắt đầu lên kế hoạch triển khai chế tạo. “Hiện tại, thị trường đang bắt đầu bán những chiếc máy ép keo biến thể tương tự như vậy, nhưng nhà mình tự sản xuất được là một niềm vui lớn, là điều tự hào và đặc biệt là lợi thế nổi trội khi tiết kiệm được đáng kể một khoản chi phí đầu tư.”, anh Nghĩa nhấn mạnh. Anh Nghĩa bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban Lãnh đạo và Cơ quan Tổng giám đốc, vì đã luôn tạo điều kiện cho Phòng Quản lý Thiết bị May được tập trung nghiên cứu, đề xuất và phát triển những ý tưởng thành thực tiễn.