Chúng tôi có dịp đến thăm Nhà máy May Xuất khẩu Phong Phú Tuyên Quang (PPJ Tuyên Quang) vào một ngày trời thu trong xanh. Hiếm có nhà máy nào trong hệ thống PPJ Group tọa lạc tại một nơi có phong cảnh hữu tình như thế. Đứng ở khuôn viên Nhà máy đưa mắt nhìn, bốn phía đều là núi xanh mướt mát. Mỗi sáng sớm, mây trắng vờn quanh đỉnh núi, bảng lảng nơi ngọn cây, tựa như tiên cảnh. Đi vào vận hành từ cuối năm 2016, Nhà máy May Tuyên Quang được kỳ vọng sẽ trở thành điểm thu hút lao động địa phương, giải quyết hiệu quả vấn đề an sinh xã hội của khu vực Sơn Dương, một trong những huyện thuần nông còn gặp nhiều khó khăn của tỉnh Tuyên Quang.
Dự án Nhà máy May Tuyên Quang vốn là một dự án do Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) làm chủ đầu tư. Với tổng diện tích 5 hecta nằm trong địa phận xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương, Nhà máy được đầu tư bài bản và khang trang cho toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng và thiết bị, từ nhà xưởng, kho tàng, nhà điều hành, nhà ăn, nhà xe,… đến hệ thống máy móc hiện đại theo công nghệ tiên tiến nhất lúc bấy giờ. Nhà máy Tuyên Quang được xây dựng để tạo ra tối đa 1.200 cơ hội việc làm cho con em địa phương xã Phúc Ứng nói riêng, và huyện Sơn Dương cũng như các khu vực lân cận nói chung.
Huyện Sơn Dương có 25 xã thuộc khu vực III, khu vực II vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nơi nông nghiệp vẫn là lĩnh vực kinh tế chủ lực. Trước khi Nhà máy May Tuyên Quang được thành lập, nghề nghiệp chính của người dân địa phương đa phần là trồng chè, trồng mía… Lớp lao động trẻ không say mê công việc nhà nông thường rời quê, dồn về các thành phố lớn để tìm kiếm việc làm. Sơn Dương, giống như mọi địa phương thuần nông khác, đặc biệt với tỉ lệ dân cư thuộc các dân tộc thiểu số ở mức cao cùng địa hình vùng núi không quá thuận lợi cho giao thông vận tải, xóa đói – giảm nghèo vẫn luôn là một bài toán lớn của Nhà nước và chính quyền nơi đây. Thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp, song song với gia tăng hàm lượng công nghiệp chính là lời giải mà Lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang và huyện Sơn Dương đề ra. Ngày 17/10/2016, Nhà máy May Tuyên Quang đi vào hoạt động, với số lượng lao động lên tới hơn 800 người. Hai năm sau, từ 2018 cho tới nay, tài xỉu online thuê lại toàn bộ cơ sở hạ tầng Nhà máy và chính thức vận hành với tên gọi Nhà máy May Xuất khẩu Phong Phú Tuyên Quang, tức PPJ Tuyên Quang như chúng ta đã biết.
Có thể nói, việc dần dần chuyển hóa từ nông nghiệp sang công nghiệp đã thổi một luồng sinh khí mới cho vùng đất núi. Dù quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong những năm đầu còn nhiều khó khăn và vướng mắc liên quan đến cơ chế chính sách, thị trường…, nhưng người dân nơi đây đã có thêm một lựa chọn mới bên cạnh việc tiếp nối nghề nông mà ông cha để lại. Một môi trường làm việc năng động hơn, với những chế độ đãi ngộ đầy đủ theo luật định, cùng sự thay đổi lớn về nhận thức của người lao động là điều rất tích cực mà PPJ Tuyên Quang đã mang đến cho địa phương. Trong thời điểm thị trường thuận lợi nhất, mức lương trung bình của toàn nhà máy lên tới hơn 8 triệu đồng. Mức thu nhập của một công nhân lành nghề có thể lên tới trên 10 triệu, tổ trưởng có thể đạt tới 14-15 triệu. Đây là con số tương đối hấp dẫn so với mặt bằng chi phí sinh hoạt tại Tuyên Quang tại thời điểm hiện nay.
Chị Lê Thị Oanh – Tổ trưởng Chuyền may 2, cùng chồng là anh Đinh Quang Hoàng – QC kiểm vải là một trong những người đầu quân cho Nhà máy từ những ngày đầu tiên PPJ Tuyên Quang đi vào hoạt động. Anh Hoàng là người Tuyên Quang, còn chị Oanh sinh ra và lớn lên ở Thái Nguyên. Hai anh chị gặp gỡ và nên duyên tại Hà Nội, khi cả hai cùng làm việc cho một công ty sản xuất bao bì ở khu vực ngoại thành. Mức lương của hai vợ chồng không quá thấp, nhưng chi phí cho gia đình nhỏ gồm hai người lớn, hai em bé sinh hoạt và học tập ở đất thủ đô đắt đỏ lại là một con số khổng lồ. Lựa chọn tha hương vốn không dễ dàng, ở lại quê thì chỉ có công việc đồng áng nhiều chật vật, còn bám trụ ở thành phố thì cuộc sống mưu sinh cũng eo hẹp và vất vả nhiều bề. Năm 2016, nghe tin Nhà máy May Tuyên Quang được xây dựng hoàn tất và đi vào hoạt động, anh chị bàn nhau “bỏ phố về quê”, mang theo cả gia đình nhỏ và ước mơ xây nên tổ ấm mới ở vùng đất mà anh đã “chôn nhau cắt rốn”. Người mừng nhất, có lẽ chính là bố mẹ anh Hoàng, khi tuổi già được ở gần con, gần cháu. Chị Oanh kể: “Khi còn ở Hà Nội, chị làm nhân viên trong Phòng Kế hoạch. Thật ra đa phần ai cũng mong muốn làm công việc “bàn giấy” nhẹ nhàng, sống ở thành phố lớn xa hoa nhộn nhịp, đó là lí do mà có nhiều người trẻ rời quê ra phố đến vậy. Nhưng sau nhiều năm bám trụ ở Hà Nội, hai vợ chồng vẫn ở thuê trong căn nhà con con, gồng mình mãi cũng mỏi mệt. Nghe tin Nhà máy mới được xây lên cách nhà anh Hoàng chỉ 3km, hai vợ chồng chị bàn bạc rồi hạ quyết tâm về quê. Thực ra không chỉ là chuyển nơi sinh sống, mà còn là chuyển nghề, vì cả hai vợ chồng chị đều chưa có kinh nghiệm về may mặc. Anh xin vào bộ phận QC, còn chị vào Nhà máy làm công nhân may, làm quen với kim chỉ, với máy may, với vải vóc từ đầu. Nhưng hình như những kinh nghiệm và kỹ năng từ công việc ở Phòng Kế hoạch trước kia không hẳn là bỏ phí. Sau một năm, chị may mắn được lãnh đạo ghi nhận, cất nhắc lên vị trí Tổ phó, và giờ là Tổ trưởng. Chuyền 2 của chị là một trong những chuyền được thành lập đầu tiên của Nhà máy, gồm toàn những chị em có tay nghề vững nhất, luôn đạt được hiệu suất cao nhất, và cũng là những nhân sự kỳ cựu xác định gắn bó lâu dài với Nhà máy.”
Chị Lê Thị Oanh và anh Đinh Quang Hoàng
Chị Trang Ngọc – Trưởng Phòng Hành chính Nhân sự của PPJ Tuyên Quang bày tỏ với chúng tôi: “Thời điểm năm 2016, PPJ Tuyên Quang là nhà máy đầu tiên của khu vực Sơn Dương, là niềm tự hào và phấn khởi của cả huyện, vì vậy dễ dàng thu hút lao động đến làm việc. Chúng tôi luôn cố gắng mang lại một môi trường văn minh, chuyên nghiệp, cùng một mức thu nhập ổn định, các chế độ phúc lợi đầy đủ cho người lao động. Tuy nhiên, thời gian gần đây, có thêm một vài nhà máy mới mọc lên, trở thành “đối thủ cạnh tranh” với PPJ Tuyên Quang trong việc tuyển dụng lao động mới. Thêm vào đó, Nhà máy tập trung sản xuất những dòng hàng chất lượng cao, vì vậy việc đào tạo tay nghề cho công nhân cũng vô cùng khắt khe, đòi hỏi kỹ năng khéo léo, sự tỉ mỉ và chuyên cần. Đấy là cơ hội với nhiều người, nhưng lại là thách thức đối với nhiều người khác. Tuyển dụng lao động vẫn là một bài toán nan giải của Nhà máy. Thật may mắn vì hiện tại thị trường dệt may đã dần ấm lại, đơn hàng đang ào ạt đổ về, thu nhập của người lao động vì thế đã có những cải thiện khả quan. Nhà máy sẽ tiếp tục có những cơ chế chính sách phù hợp để tuyển đủ nhu cầu, đảm bảo tiến độ đơn hàng, và mang lại giá trị cao nhất cho anh chị em công nhân – người lao động!”.
Bên ngoài Nhà máy PPJ Tuyên Quang, khu vực dân cư xung quanh cũng dần thay da đổi thịt, trở nên nhộn nhịp và mang hơi thở công nghiệp đến cho vùng đất núi. Chúng tôi cũng rất vui khi nghe bật mí rằng, vợ chồng anh Hoàng, chị Oanh vừa mới có một căn nhà mới, và chào đón em bé thứ ba ra đời tại mảnh đất quê hương. Những Nhà máy như PPJ Tuyên Quang đã, đang và sẽ tiếp tục tạo thêm cơ hội cho những người con xa quê có thể trở về, lao động và dựng xây chính quê hương mình.