Thời hoàng kim
Công ty Cổ phần Dệt May Nha Trang (Dệt May Nha Trang) được thành lập ngày 27/4/1979 với tên gọi ban đầu là Nhà máy Sợi Nha Trang. Thời điểm đó, Nhà máy trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, được đầu tư bài bản về nhà xưởng, máy móc, thiết bị hiện đại, với dây chuyền kéo sợi đồng bộ tân tiến của hãng Toyoda Nhật Bản, gồm 99.864 cọc sợi và 800 rotor. Từ 1989, khi Nhà máy tròn 10 năm tuổi, Sợi Nha Trang liên tục đầu tư thay thế mới các thiết bị kéo sợi để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng lực kéo sợi, đồng thời mở rộng đầu tư để lấn sân sang lĩnh vực sản xuất các mặt hàng vải dệt kim, nhuộm và may mặc. Từ thời điểm đó, Dệt May Nha Trang đã là cái tên vô cùng đặc biệt trong Ngành, bởi hiếm có doanh nghiệp nào có thể đầu tư và xây dựng được một hệ thống chuỗi cung ứng hoàn chỉnh như vậy. Sau hơn 10 năm không ngừng phát triển và mở rộng, ngày 14/5/1992, Nhà Máy Sợi Nha Trang đổi tên thành Công ty Dệt Nha Trang.
Dệt May Nha Trang của thời hoàng kim từng có số lượng CBCNV – NLĐ lên tới 3.000 người, trong đó có rất nhiều nhân sự có chuyên môn kỹ thuật cao, được đào tạo bài bản và dạn dày kinh nghiệm thực chiến. Dệt May Nha Trang khi đó là cái tên tin cậy được nhiều khách hàng, đối tác quốc tế tìm đến. Những sản phẩm của Dệt May Nha Trang đã từng chu du đến những thị trường dệt may lớn nhất của thế giới, như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan… Thời điểm đó, muốn giành được một vị trí làm việc tại Công ty dệt may lớn nhất nhì Nha Trang này, cần phải đáp ứng được rất nhiều yêu cầu khắt khe, đây được coi là một niềm hãnh diện mà rất nhiều người mơ ước.
Quang cảnh Cụm CN Dệt May Nha Trang
Thách thức của thời đại mới
Từ tháng 8/2006, Công ty Dệt Nha Trang chuyển đổi mô hình sở hữu sản xuất theo chủ trương của Nhà nước, đổi tên thành Công ty Cổ phần Dệt May Nha Trang. Cũng từ đây, Dệt May Nha Trang gặp nhiều bối rối trong việc chọn lựa hướng đi mới để phù hợp với mô hình công ty cổ phần. Những thay đổi và biến động không ngừng của thị trường dệt may trong nước và thế giới cũng đặt Dệt May Nha Trang vào những thách thức không hề nhỏ. Bài toán đội ngũ nhân sự kế cận không được giải quyết thấu đáo, khi những nhân sự “lão thành” đã nghỉ hưu, đội ngũ trẻ về nhiều mặt còn thiếu và còn yếu, chưa kịp được bồi đắp đầy đủ về kinh nghiệm sản xuất cũng như quản lý. Dàn máy móc được đầu tư hiện đại nhưng đã có tuổi thọ gần 30 năm, tốc độ và chất lượng đều giảm sút, chi phí vận hành cao trong khi kết quả thu được chưa tương xứng. Dần dần, Dệt May Nha Trang không giữ được lợi thế cạnh tranh với những doanh nghiệp mới mọc lên, như một người trung niên khó có thể bắt kịp tốc độ của những thanh niên đầy sức trẻ trong cuộc đua việt dã của ngành Dệt May thế kỷ 21.
Những khách hàng lớn dần rời đi để tìm kiếm những nhà cung ứng phù hợp hơn với tiêu chuẩn mới. Nhà máy thiếu đơn hàng, công nhân không có việc, trong khi ngành du lịch tại các khu vực phụ cận phát triển rầm rộ, mời chào những cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn hơn, công việc nhàn nhã hơn, thoải mái về thời gian hơn và năng động hơn. Không giữ được khách hàng, khó níu chân công nhân, Dệt May Nha Trang đối diện với những khó khăn chưa từng thấy. Trong khi Ban Lãnh đạo đang nỗ lực tìm cách để thay đổi cục diện, thì thành phố biển lại phải chịu đựng ba năm thiên tai vô cùng nặng nề. Những cơn bão và lũ quét của ba năm liên tiếp 2016 – 2017 – 2018 càng làm Dệt May Nha Trang chìm sâu vào khốn đốn. Chị Kim Anh – Trưởng Phòng Hành chính Nhân sự – người từng chứng kiến đủ những nốt thăng cũng như nốt trầm của Dệt May Nha Trang qua gần 30 năm làm việc tại đây, xót xa kể cho chúng tôi về ngày đó: “Cơn bão lịch sử năm 2017 – bão Damrey, là đòn mạnh nhất, khiến Nhà máy vốn nằm ở vùng đất trũng bị ngập sâu trong lũ. Nước tràn vào kho hàng, vào nhà xưởng, nhấn hàng hóa và máy móc xuống dòng nước dữ. Chị vẫn nhớ như in cảm giác lúc đó, khi bước ra ngoài, trên trời xầm xì vần vũ mây đen, dưới đất thì nước lũ cuốn mọi thứ tan hoang, nhà máy xác xơ tiêu điều, tự nhiên nước mắt cứ thế chảy ra!”.
Hành trình tìm lại dấu vàng son
tài xỉu online tiếp quản Dệt May Nha Trang từ năm 2020, do anh Đặng Vũ Hùng trực tiếp đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc. Bộ máy Cơ quan Điều hành của Dệt May Nha Trang hiện tại gồm cả những lãnh đạo của “triều đại cũ”, trong đó có cả một “lão tướng” đã nghỉ hưu, được anh Hùng mời về để tiếp tục chèo lái Công ty; bên cạnh đó là những nhân sự đứng đầu trong các lĩnh vực đầu tư và phát triển, sợi, dệt nhuộm, sale… của Tập đoàn. Tất cả đều nỗ lực chung tay để giúp Dệt May Nha Trang vượt khó vươn lên, tìm lại thuở hoàng kim đã mất.
Anh Nguyễn Hải Sơn – Phó Tổng Giám đốc phụ trách mảng dệt nhuộm, cho biết: “Dệt May Nha Trang vốn đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong những năm qua, nhưng khi PPJ Group tiếp quản lại gặp đúng thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát, nên Công ty càng thêm chật vật. Bù lại, Dệt May Nha Trang có những lợi thế vô cùng độc đáo. Ngoài việc là một tên tuổi đã đạt được chỗ đứng nhất định trên thị trường, đây còn là một trong số ít những doanh nghiệp trong Ngành xây dựng được một hệ sinh thái dệt may gần như hoàn chỉnh: từ sợi – dệt – nhuộm – may đến hệ thống công nghiệp phụ trợ. Đây có thể coi là một mô hình thu nhỏ của PPJ Group, rất phù hợp với định hướng phát triển của Ban Lãnh đạo Tập đoàn. Với nền tảng cơ bản và những tiềm năng phát triển dồi dào sẵn có, chỉ cần có chiến lược bài bản, định hướng phù hợp về thị trường, cộng với sự đầu tư hiệu quả về công nghệ và con người, thì tình hình của Nha Trang chắc chắn sẽ khởi sắc.”
Anh Nguyễn Hải Sơn- Phó TGĐ DM Nha Trang
Nỗ lực vực dậy Dệt May Nha Trang được thực thi nhanh chóng, bắt đầu bằng việc xây dựng đường hướng và lộ trình cụ thể trong ngắn hạn và dài hạn cho từng lĩnh vực riêng lẻ. Mỗi thành viên trong Ban Điều hành được giao phụ trách một nhà máy hoặc một mảng riêng phù hợp với sở trường, trong một mạng lưới gắn kết và hỗ trợ mật thiết của chuỗi cung ứng dệt may khép kín trong nội bộ Dệt May Nha Trang và vươn rộng ra toàn Tập đoàn, dưới sự chỉ huy bao quát của anh Đặng Vũ Hùng. Sau 2 năm, anh Sơn nhận định, bức tranh của Dệt May Nha Trang đã tươi sáng hơn đáng kể: Sợi đã khôi phục lại được sản xuất, mang lại lợi nhuận tích cực và tiến tới đưa vào hoạt động thêm 2 nhà máy mới; May đảm bảo được đơn hàng, duy trì được việc làm cho người lao động; Vải đang từng bước đầu tư phát triển thêm về máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại để đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường và khách hàng; Dệt nhuộm đang triển khai đầu tư phòng Lab tiên tiến, tương đương với tiêu chuẩn của phòng Lab tại trụ sở chính thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Dệt May Nha Trang ngày nay đang dần chuyển mình để thay đổi diện mạo, hướng tới xây dựng Cụm Công nghiệp Dệt May Nha Trang, với việc phát triển hoàn thiện các mắt xích của chuỗi cung ứng dệt may khép kín, xung quanh là các vệ tinh của dịch vụ công nghiệp phụ trợ.
Bên cạnh đó, anh Sơn cũng thẳng thắn chỉ ra những vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ tại Dệt May Nha Trang, mà trong số đó, vấn đề cốt lõi chính là làm sao để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay, chế độ chính sách, phúc lợi cho người lao động tại đây đã và đang được cải thiện theo chiều hướng tích cực. Việc áp dụng phương pháp tính lương 3P, cộng với đảm bảo đủ việc làm cho người lao động giúp mức lương bình quân của lao động Dệt May Nha Trang tăng lên khoảng 20 – 30% so với trước đây. Tuy nhiên, đây vẫn là chưa đủ, anh Sơn nhấn mạnh. Các chế độ, chính sách cho người lao động cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa để gia tăng tính cạnh tranh với các ngành nghề khác, đặc biệt là ngành du lịch, giúp tăng mức hấp dẫn của thương hiệu tuyển dụng Dệt May Nha Trang trong thị trường lao động tỉnh nhà. Ngoài ra, môi trường làm việc cũng cần được thổi một làn gió mới. Trong thời kỳ khó khăn kéo dài vừa qua, tinh thần của CBCNV đã có nhiều lúc mất phương hướng, mất niềm tin, vì vậy rất cần những giải pháp để kích hoạt lại lòng đam mê, yêu nghề và khát khao cống hiến, tạo cho người lao động môi trường thuận lợi và cởi mở để khuyến khích họ phát huy khả năng và sở trường của mình.
Trò chuyện với chúng tôi, anh Hải Sơn chia sẻ dự định của mình, rằng anh chuẩn bị “khăn gói quả mướp” đi học hỏi các doanh nghiệp bạn về mô hình xây dựng nhà trọ và siêu thị mini cho người lao động. Hiện nay, lao động của Dệt May Nha Trang đa phần trú tại những huyện xa, như Ninh Hòa, Diên Khánh… Quãng đường dài 40 đến 50km mỗi chiều đi/về bằng xe ca khiến người lao động vô cùng vất cả và cũng là một áp lực chi phí đáng kể đối với Công ty. Nếu có thể chuyển đổi chi phí di chuyển đó sang một khu nhà trọ gọn gàng, sạch sẽ dành cho người lao động, giúp họ “an cư” để rồi “lạc nghiệp”, tin rằng đây sẽ là một giải pháp đáp ứng được mong mỏi của nhiều người lao động, cũng như là một biện pháp thu hút lao động mới vô cùng hiệu quả.
Công nhân Nhà máy Sợi 3- CTCP Dệt May Nha Trang
Nơi tình yêu bắt đầu
“Người lao động của Dệt May Nha Trang dễ thương lắm!”. Đó là điều chúng tôi được chị Kim Anh, chị Huyền Như – những người làm Nhân sự của Nha Trang giới thiệu, cũng là điều chúng tôi tự cảm nhận được qua cuộc trò chuyện với những anh chị em công nhân tại các Nhà máy chúng tôi ghé qua. Người đầu tiên chúng tôi có dịp ngồi lại để hỏi chuyện là chú Trần Văn Thùy, một công nhân vận chuyển cắm thô của Nhà máy Sợi 2. Hỏi ra mới biết, chú vào Nhà máy từ lúc vẫn còn là chàng thanh niên 23 tuổi. Đến nay, tròn 50 tuổi đời, gần 30 năm tuổi nghề, chú vẫn khẳng định chắc nịch, rằng mình sẽ gắn bó với Nhà máy này tới già. Đây không chỉ là nơi mang lại công ăn việc làm, mà còn là nơi chú Thùy gặp gỡ, tìm hiểu và nên duyên với người vợ của mình. Nhà máy đã trở thành ngôi nhà thứ hai đúng nghĩa đối với cô chú. Đến nay, cô đã nghỉ hưu, còn chú vẫn tiếp tục bám trụ với nghề. Chú chân thành bày tỏ: “Lúc nào trong lòng mình cũng là cảm xúc biết ơn Ban Lãnh đạo, biết ơn Công ty, Nhà máy đã cho mình công việc tới tận ngày hôm nay. Trong tâm mình suy nghĩ như vậy, nên ngày ngày mình mới có thể vui vẻ đi làm, mới có tinh thần và sức khỏe để đứng máy suốt nhiều tiếng như thế chớ!”. Thời điểm Nhà máy thực hiện “3 tại chỗ”, chú Thùy cũng là một trong những người không ngại ngần xung phong ngay vào trực chiến. Nhân lực chỉ đạt 40% so với thông thường, nên mỗi bữa sáng, chú lãnh luôn 2 phần cơm cho bữa sáng và bữa trưa, gộp 2 bữa làm 1. Khi mọi người nghỉ ăn trưa, chú vẫn tiếp tục đứng máy. Có những lúc nhân lực thiếu, chú xung phong làm 2 ca liên tiếp, đúng 24 tiếng đồng hồ, “để giữ cho máy luôn được chạy”. Người công nhân ấy đã luống tuổi, dáng cao gầy, mảnh khảnh nhưng sức khỏe dẻo dai không ngờ, và trên gương mặt lúc nào cũng nở nụ cười đôn hậu.
Chú Trần Văn Thùy- Công nhân Nhà máy Sợi 2
Chị Huyền Như – Trưởng Bộ phận Hành chính Nhân sự Nhà máy May Dệt kim Xuất khẩu Nha Trang (Knit Nha Trang) “khoe” với chúng tôi một điều thú vị, rằng nơi đây đã là nơi se duyên cho rất nhiều đôi lứa quen nhau và trở thành người một nhà. Chỉ riêng Nhà máy Knit của chị, từ đầu năm tới nay đã có 2 cặp tổ chức cưới, sắp tới sẽ có thêm 1 cặp nữa lên xe hoa. Mỗi khi Nhà máy có chuyện vui như vậy, Ban Lãnh đạo và Công đoàn lại điều xe ca của Công ty để hỗ trợ gia đình đưa đón khách mời, giống như một lời chúc phúc của Công ty dành cho đôi trẻ. Chúng tôi gặp được bạn Duy và bạn Cúc, đôi vợ chồng trẻ đã gặp gỡ và trò chuyện với nhau qua những bữa ăn ca, và rồi kết hôn sau 3 năm quen biết, từ 2016. Duy là Nhóm trưởng Nhóm Ủi, còn Cúc là công nhân đa năng trong chuyền. Hai vợ chồng đi đi về về cùng nhau, bảo ban nhau cùng phấn đấu, ríu rít như đôi chim non. Lương hai vợ chồng bạn đã lên tới gần 20 triệu đồng, dư dả để lo cho gia đình nhỏ với em bé 5 tuổi. Chứng kiến những niềm hạnh phúc giản dị ấy, chúng tôi cảm thấy, nơi đây đúng là “đất lành”.
Đôi vợ chồng Trần Bá Duy & Đào Thị Hồng Cúc NM May Dệt kim XK Nha Trang
Anh Sơn tâm sự với chúng tôi rằng: “Công ty trải qua khó khăn trường kỳ, mất mát rất nhiều nhân lực, nhưng bên cạnh đó, vẫn còn có những người lao động yêu nghề, lưu luyến nơi này, chấp nhận thiệt thòi với mức lương khiêm tốn để bám trụ lại! Họ sẵn sàng đi cùng Công ty qua những lúc khó khăn, điều đó vô cùng đáng trân trọng. Đó chính là động lực để các anh chị em trong Ban Điều hành nỗ lực hơn nữa, để không phụ lòng tin của người lao động.” Chia tay phóng viên chúng tôi, anh dặn dò, hãy viết về Dệt May Nha Trang ngày hôm nay, để người lao động thấy được một Dệt May Nha Trang đã đổi khác, một Dệt May Nha Trang đang từng ngày thay da đổi thịt và trên đà vươn lên mạnh mẽ, kiên cường.
Trân trọng cảm ơn.
Mời Quý độc giả đón đọc bản đầy đủ của Tập san “Người PPJ” số 06 tại link:
Ban Biên tập