Tại VTJ Toms, một đơn vị thành viên của tài xỉu online , chúng tôi có một hồ nhỏ để nuôi cá. Những chú cá vui vẻ bơi tung tăng trong dòng nước trong mát, được làm sạch từ nguồn nước thải sau sản xuất của Nhà máy. Đàn cá này có thể được coi như một “phép thử”, bởi sức khỏe của đàn cá chính là dấu hiệu cho biết mức độ an toàn của dòng nước sau xử lý có đủ đạt chuẩn cho sinh vật sống hay không, trước khi dòng nước này đi ra hồ Khe Chè, Hải Lăng – vùng hồ rộng tới mấy hecta, nằm giữa khu dân cư, nơi người dân dùng nước hồ để tưới mát cho những vườn cây tươi tốt của xứ Quảng Trị. Mỗi ngành công nghiệp, trong đó có ngành Dệt May, đều “mang nợ” Mẹ Thiên nhiên rất nhiều, và tài xỉu online đã và đang nỗ lực hết mình để “Xanh hóa” toàn bộ chuỗi cung ứng nội tại, giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tới môi trường và cộng đồng.
Hồ cá tại VTJ Toms
Xu hướng “Xanh hóa ngành Dệt May” chưa bao giờ trở nên cấp thiết như trong vài năm trở lại đây, và đặc biệt cấp bách khi nhân loại phải đối mặt với thảm họa mà nhiều người gọi là “cơn thịnh nộ của Tự nhiên” – đại dịch Covid-19.
Thử bàn về Nước, từ ngàn xưa, với những thao tác thủ công và công cụ thô sơ, người ta phải tiêu tốn tới 7.600 lít nước chỉ để làm ra một bộ quần áo. Dần dần, công nghệ ngày càng phát triển, con người chỉ cần dùng khoảng 50 lít nước cho một bộ áo quần. Thế nhưng, quá trình biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng nghiêm trọng, khiến rất nhiều khu vực trên địa cầu phải đối mặt với những vấn đề về nước, đẩy khoảng hơn 2 tỉ người rơi vào cảnh thiếu nước sạch để sinh hoạt. Và, Dệt May vẫn là ngành công nghiệp đứng thứ 2 trong Top những ngành sử dụng nhiều nước nhất thế giới. Hai bài toán đặt ra cho những người làm Dệt May, đó là làm cách nào để sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nhất những nguồn lực từ tự nhiên đó, cũng như bài toán cắt giảm tối đa lượng phát thải ra môi trường.
Hồ Khe Chè – Lá phổi xanh của Hải Lăng (Ảnh: Hiếu Trần)
Hồ Khe Chè – Lá phổi xanh của Hải Lăng (Ảnh: Hiếu Trần)
Con đường Xanh hóa chưa bao giờ là lối đi trải đầy hoa hồng, tuy nhiên PPJ Group – với tư cách là một thành viên trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, một đối tác chiến lược và tin cậy của nhiều nhãn hàng lớn trên thế giới – luôn nỗ lực hưởng ứng xu thế này, thông qua những giải pháp tiên tiến về công nghệ, thiết bị và quản lý; xuyên suốt các khâu, từ nguyên phụ liệu, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, quy trình sản xuất tới đóng gói thành phẩm.
Ngay từ nguyên liệu đầu vào, hiện nay đa phần các nhãn hàng đều yêu cầu nhà cung ứng phải sử dụng nguyên vật liệu Xanh, nguyên liệu tái chế để đáp ứng xu thế của người tiêu dùng thế giới. Điều này buộc các doanh nghiệp sản xuất, nếu muốn tham gia vào cuộc chơi toàn cầu, phải tự đổi mới mình, minh bạch hơn trong sản xuất, đảm bảo sản phẩm có thể truy xuất được nguồn gốc rõ ràng, duy trì các yếu tố phát triển Xanh. Tại PPJ Group, chúng tôi đang tăng cường sử dụng các nguồn nguyên liệu thô mang tính bền vững (nguyên liệu từ nguồn tái chế, hoặc dễ phân hủy), như bông, sợi polyester tái chế, sợi gai hoặc các loại sợi từ nguyên liệu thiên nhiên thân thiện với môi trường. Nguyên liệu Xanh và chiến lược “nền kinh tế tuần hoàn” chính là tương lai của ngành thời trang toàn cầu, là xu thế mà nếu các nhà cung ứng không theo đuổi và thích ứng, họ sẽ trở nên lạc nhịp và tụt hậu với thời đại.
Yếu tố thứ hai là việc sử dụng hiệu quả và hợp lý các nguồn lực như nước và năng lượng. Bộ tiêu chí 3Rs (Reduce, Reuse, Recycle) là phương châm mà PPJ Group áp dụng triệt để trong vấn đề sử dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên này. Việc mạnh tay đầu tư vào các trang thiết bị, máy móc hiện đại, đổi mới quy trình công nghệ, giảm thiểu yếu tố con người trong sản xuất cũng là một cách hiệu quả – dù phải đánh đổi bằng khoản chi phí khổng lồ – để giảm thiểu lãng phí các nguồn lực. Hệ thống điện năng lượng mặt trời đã được PPJ Group triển khai tại nhiều đơn vị tại khu vực phía Nam dồi dào nắng gió: Long An, Bình Định, và sắp tới là Nha Trang. Nguồn nước được tiết kiệm tối đa trong quá trình sử dụng, đồng thời lại được xử lý, làm sạch và tái sử dụng cho các mục đích khác nhau. Các nguồn nhiệt lượng cũng được phục hồi và tái tạo. Dù chi phí cho đầu tư về thiết bị và công nghệ lớn gấp nhiều lần so với cách làm truyền thống, đây vẫn là trách nhiệm xã hội mà mọi doanh nghiệp, trong đó có PPJ Group, phải luôn ý thức để thực hiện.
Yếu tố thứ ba, các vấn đề xoay quanh quy trình sản xuất. Trong chiến lược phát triển bền vững, việc liên tục cải tiến, thay thế dần máy móc, công nghệ cũ bằng công nghệ mới, thiết bị hiện đại là một yếu tố vô cùng quan trọng. tài xỉu online đang liên tục triển khai các dự án đầu tư quy mô lớn, để đổi mới máy móc công nghệ, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm hao hụt, dọc theo chiều dài của chuỗi cung ứng nội tại Sợi – Dệt – Nhuộm – May. Hiện nay, PPJ Group đang sử dụng những thiết bị tiên tiến nhất đến từ những tên tuổi hàng đầu trên thế giới về công nghệ Dệt May như Rieter, Truetzschler, Toyota, Kruster, Monforts… (ví dụ như HVI1000, Afish, Uster 6, Uster Quantum 3… trong sản xuất Sợi; Ozone, Eflow, Laser, Robot PP… trong Wash; công nghệ 3D trong May…). Tuy nhiên, ngành May vẫn là khâu khó nhất trong hành trình tự động hóa, bởi trong nhiều công đoạn, máy móc chưa thể thay thế sự khéo léo và tỉ mỉ của bàn tay con người. Việc tăng cường sử dụng các loại hóa chất Xanh, những phẩm nhuộm có nguồn gốc tự nhiên cũng là nỗ lực của PPJ Group trong việc giảm thiểu sự tác động tiêu cực tới sức khỏe người lao động và môi trường tự nhiên.
Sau cùng, những sản phẩm hoàn thiện được đóng gói gọn gàng, sử dụng túi nilon hoặc hộp carton từ nguồn tái chế, được xếp ngay ngắn trong những thùng container chuyển tới tay những khách hàng của PPJ Group tại Mỹ, EU, các nước châu Á TBD và nhiều thị trường khác trên thế giới. PPJ Group đã và đang tìm kiếm và hợp tác với những nhà cung ứng sản phẩm phụ trợ đáp ứng được các tiêu chuẩn tương đương về tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ môi trường.
Xuyên suốt quá trình sản xuất đó, PPJ Group sử dụng hệ thống EIM Score để đo lường nghiêm ngặt các chỉ số ảnh hưởng đến môi trường, từ đó xây dựng lộ trình đầu tư công nghệ để giảm thiểu các chỉ số đó về mức cho phép (dưới 32), hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Nhờ nỗ lực đó, nhiều đơn vị thành viên của tài xỉu online đã đạt những chứng nhận uy tín dành cho những doanh nghiệp dệt may thân thiện với môi trường và có sản phẩm an toàn với người tiêu dùng. Chi nhánh PPJ Tuyên Quang đã đạt chứng chỉ OEKO TEX 100 – một trong những tiêu chuẩn quan trọng và phổ biến nhất trên thị trường dệt may thế giới, liên quan đến việc kiểm nghiệm sự an toàn của sản phẩm dệt lên sức khỏe của con người. Công ty CP Vinatex Quốc tế (VTJ) cũng đã được cấp chứng chỉ GOTS (Global Organic Textile Standard) và OCS (Organic Content Standard), đồng thời VTJ cũng yêu cầu nhà thầu phụ của mình (Hanosimex Nam Đàn) tuân thủ, trải qua đợt đánh giá các tiêu chuẩn tương đương và được cấp chứng chỉ song song với VTJ.
Công ty TNHH MTV Dệt vải Vinatex Quốc tế (VTF) đạt các chứng chỉ OEKO TEX 100, GOTS, OCS, GRS (Global Recycle Standard) và là thành viên của tổ chức BCI (Sáng kiến Bông tốt hơn – Better Cotton Initiative). Đây là một tổ chức phi lợi nhuận, được thành lập từ 2005, quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu để sản xuất vải thun Cotton tốt hơn: tốt cho sản xuất, tốt cho môi trường và tốt cho thế giới. PPJ và PPJ Đà Nẵng cùng với VTJ Nha Trang – hai đơn vị thành viên khác của PPJ Group cũng đang tiến hành các đợt đánh giá chứng chỉ GOTS và OCS trong tháng 7/2022. Trong thời gian tới, PPJ Group và các nhà máy thành viên cam kết tiếp tục nỗ lực để đạt thêm nhiều chứng chỉ Xanh và duy trì được việc đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt nhất của khách hàng quốc tế.
Các tiêu chuẩn “Xanh hóa” sản phẩm may mặc của người tiêu dùng và các nhãn hàng toàn cầu ngày càng trở nên khắt khe hơn. Khái niệm “Xanh hóa” đã không mới nhưng chưa bao giờ là cũ, đặc biệt trong bối cảnh Thiên nhiên đang lên tiếng trước những sự lạm dụng và tàn phá của Con người. Tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26, Chính phủ Việt Nam đã cam kết sẽ giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Đây là áp lực, nhưng cũng chính là động lực để toàn ngành Dệt May Việt Nam nói chung và tài xỉu online nói riêng tiếp tục nỗ lực “phủ xanh” chuỗi cung ứng nội tại, sản xuất an toàn và thân thiện hơn nữa với môi trường và cộng đồng, bởi xét cho cùng, thời trang vẫn mang mục đích cao cả nhất, là làm đẹp cho người và cho đời.
Mời Quý độc giả đón đọc bản đầy đủ của Tập san “Người PPJ” số 05 tại link: