Xuất hiện lần đầu tiên vào những năm của thế kỷ 17, thế nhưng đến nay, thời trang denim vẫn không hề có dấu hiệu giảm nhiệt, và ngày càng được sáng tạo với nhiều phong cách khác nhau. Sẽ không ngoa khi nói bất kỳ ai cũng sở hữu cho mình ít nhất một item làm từ chất liệu này trong tủ quần áo. Ở bài viết này, chúng tôi mời bạn tham quan một vòng để hiểu rõ hơn về thời trang denim là gì cùng với những điều thú vị xung quanh nó.
Thời trang Denim
Denim là một loại vải được dệt đan chéo các sợi vải rất chắc chắn từ nguyên liệu 100% cotton. Để tạo ra vải denim, người ta sử dụng hình thức dệt thoi kết hợp nhiều sợi trắng và các sợi chàm (màu xanh là kiểu truyền thống hoặc màu đen là kiểu cách tân). Vải denim chất lượng tốt còn được pha thêm với polyester hoặc lycra để chống co rút và chống nhăn rất hiệu quả. Denim là loại vải thô, có độ bền cao, cứng nhưng không cà sát da, gây cảm giác khó chịu khi mặc.
Thời trang denim là cụm từ gọi chung cho các trang phục, phụ kiện làm từ chất liệu denim, có thể kể đến như: quần, áo, váy, đầm, túi xách, giày, nón,…
Theo từng giai đoạn của lịch sử mà thời trang denim có những xu hướng nổi bật khác nhau. Nhưng nhìn chung, denim vẫn luôn có chỗ đứng nhất định trong ngành thời trang. Denim không kén người mặc, đa dạng phong cách từ nhẹ nhàng, nữ tính cho đến bụi bặm, cá tính…
Phân biệt Denim & Jeans
Không ít người thường nhầm lẫn giữa denim và jeans. Thực tế, hai khái niệm này là hoàn toàn khác nhau.
Denim là tên một chất liệu, vải dùng trong ngành công nghiệp may mặc (tương tự như linen, thun, lụa,…). Nhờ vào khả năng sáng tạo của con người, denim được biến hóa đa dạng thành các trang phục, phụ kiện khác nhau. Phù hợp với từng xu hướng thời trang và phong cách người mặc.
Jeans là tên gọi của một món đồ thời trang làm từ vải denim: quần jeans, áo khoác jeans. Tất cả quần jeans đều làm từ vải denim. Hay nói cách khác quần jeans chính là quần denim.
Nói tóm lại, Jeans là denim, nhưng không phải tất cả denim đều là jeans!
Lịch sử thời trang denim qua nhiều thập kỷ
Nhắc đến thời trang denim, người ta nghĩ nghĩ ngay đến những chiếc quần. Đây được xem như một item kinh điển đối với nền thời trang thế giới. Kể từ cuối thế kỷ 19, quần jeans (denim) đã có một cuộc cách mạng trong nền thời trang – cú chuyển mình từ đồ bảo hộ lao động thô kệch sang những chiếc quần jeans thời trang mà chúng ta không thể thiếu như bây giờ. Xã hội, chính trị và văn hóa đại chúng đều đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của denim. Các xu hướng đến rồi đi – và quay trở lại – trong suốt lịch sử gần 150 năm của nó.
Cùng điểm qua những cột mốc lịch sử của quần jeans denim trong những thập kỷ trước bạn nhé!
1850s đến 1930 – Denim làm quần áo bảo hộ lao động
Denim được sử dụng như một lựa chọn vải bảo hộ lao động ưa thích cho các cao bồi miền Tây, thợ mỏ, nông dân ở Mỹ. Loại vải này không chỉ rẻ, mà còn bền và chắc chắn. Sau khi Levi’s & Strauss được cấp bằng sáng chế cho đinh tán kim loại để khiến chúng cứng cáp hơn. Họ bắt đầu sản xuất chiếc quần dài màu xanh denim, đây được xem như biểu tượng và đã trở thành đặc điểm chung của những người đàn ông đi làm.
Phải mất thêm vài thập kỷ trước khi chúng trở thành món đồ thiết yếu được mọi giới tính mặc thường xuyên.
1950s – Quần jeans trở nên phổ biến hơn
Khóa kéo được kết hợp lần đầu tiên vào năm 1954. Thế hệ trẻ bắt đầu mặc quần denim làm trang phục giải trí. Trong khi đó, những biểu tượng ngôi sao điện ảnh như Marilyn Monroe đã diện jeans với phong cách mạnh mẽ và gợi cảm vừa phải. Còn James Dean và Marlon Brando đã phổ biến phong cách denim đóng thùng.
Về mặt văn hóa, quần jean đã trở thành biểu tượng của cuộc nổi dậy của giới trẻ trong những năm 1950 và 1960, khi sinh viên đại học bắt đầu mặc chúng để phản đối Chiến tranh Việt Nam. Những chiếc quần jean ống suông đã trở nên gắn liền với những hình tượng nổi loạn này, dẫn đến việc nhiều trường học ở Mỹ cấm mặc chúng. Thế nhưng, dường như không gì có thể làm chậm sự phổ biến của quần jean denim. Một tờ báo đã trích dẫn: “90% thanh niên Mỹ mặc quần jean ở mọi nơi, ngoại trừ trên giường hoặc nhà thờ”.
Marlon Brando mặc quần jean đóng thùng trong phim Rebel Without a Cause
1960s – Flower power
Hòa bình, tình yêu và quần ống loe đã trở thành bài ca “phản văn hóa” của những năm 1960. Những chiếc quần jeans ống loe với phần eo nhỏ cùng điểm nhấn là các họa tiết được thêu hoặc vá được ưa chuộng trong thời gian này. Áo khoác denim và quần jeans cũng lần đầu tiên xuất hiện thực sự như một xu hướng thời trang trong thời gian này.
Những năm 1970s – Jean Americana
Quần jean ống ôm, ống suông thẳng hơn, váy denim và áo vest đang trở thành những món đồ thời trang thịnh hành trong khoảng thời gian này. Xu hướng này cũng dần lan rộng từ Mỹ sang Châu Âu. Quần jeans denim đã trở thành phong cách ưa thích của giới trẻ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Quần jeans cũng trở nên phổ biến khi mọi người có thể tùy chỉnh chúng bằng kim sa, thêu, sơn hoặc hạt. Quần jeans denim đã trở thành một con đường dẫn đến sự cá tính.
Lấy cảm hứng từ nhân vật của Catherine Bach trong bộ phim truyền hình nổi tiếng The Dukes of Hazzard, những chiếc quần short ngắn cũn cỡn đã trở thành xu hướng thời trang chính vào cuối thập kỷ này và cả những năm tiếp theo.
Những năm 1980s – Sự trỗi dậy của denim trong thiết kế
Vào những năm 1980, denim đã tìm cách xâm nhập vào các nền văn hóa phụ khác như punk, grunge và rock. Đây cũng là thời điểm quan trọng của denim, khi nhiều nhà thiết kế thời trang bắt đầu kết hợp loại vải này vào các bộ sưu tập của họ. Các thương hiệu như Calvin Klein và Armani lần đầu tiên tung những mẫu quần jeans thiết kế riêng, mở ra thời đại của denim cao cấp.
Những thiết kế quần jeans denim phai màu, cắt ngắn hơn, phần cạp cao và thon hơn… cũng dần phổ biến vào những năm cuối thập niên này. Những năm 1990s – Denim hip hop
Đây là thời kỳ mở ra một kỷ nguyên khác trong văn hóa và phong cách denim. Với sự xuất hiện của quần jean rộng thùng thình và quần ống rộng, các nhóm nhạc Pop như TLC, Spice Girls và Destiny’s Child đã giúp thúc đẩy những phong cách này trong lòng người hâm mộ của họ. Những năm 1990 cũng chứng kiến sự trỗi dậy của ‘boot cut’ – một loại ống loe denim mỏng hơn, tinh tế hơn, phù hợp hơn để mặc hàng ngày, cũng như kiểu JNCO ống rộng, cực kỳ rộng từ eo trở xuống.
Áo khoác denim oversized kết hợp với quần jean đã trở thành phong cách chủ đạo của những người nổi tiếng trong thời đại này.
Những năm 2000s – Quần jeans lưng thấp
Vào những năm đầu tiên, Destiny’s Child, Britney Spears và Christina Aguilera đã phổ biến kiểu jean cực thấp. Sự quan tâm đến denim cao cấp đã tăng vọt vào đầu thế kỷ 21. Các thương hiệu lớn như: Mankind, Citizens of Humanity, and Hudson Jeans trở thành những cái tên phổ biến làng thời trang denim lúc bấy giờ.
Những năm 2010s – Skinny Jeans
Khoảng năm 2010, các lễ hội âm nhạc bắt đầu trở nên phổ biến. Xu hướng jeans lấy cảm hứng từ cổ điển đã trở thành những trang phục mà hòa nhạc phải có.
Nhưng có lẽ xu hướng nổi bật nhất phát sinh trong thập kỷ qua là skinny jeans. Là kết quả của những đổi mới trong công nghệ co giãn denim, quần jeans skinny đã trở thành phong cách thời thượng để mặc cả trong khi làm việc và đi chơi.
Ngày nay, những thiết kế denim cạp cao, quần jeans ống loe và các kiểu quần ống đứng dần trở lại và được yêu chuộng.