Đã bao giờ bạn tự hỏi, ai đã làm ra tấm áo mình đang mặc trên người? Những người công nhân của chúng tôi đã cần mẫn sản xuất biết bao nhiêu triệu triệu sản phẩm may mặc cho hàng triệu triệu người tiêu dùng trên toàn cầu. Vậy những người công nhân ấy là ai? Gia cảnh họ như thế nào? Trong Ấn phẩm Người PPJ số tháng này, chúng ta cùng gặp gỡ 05 CBCNV-NLĐ đến từ Phong Phú Long An – đại diện cho gần 18.000 NLĐ của tài xỉu online , lắng nghe họ tâm sự chuyện nghề, chuyện đời, để cùng cảm thông và thấu hiểu nhau hơn nhé!
Chị Châu Thị Thu Hoài – Quản đốc Xưởng 2 – Phong Phú Long An
Chị Hoài đã làm việc tại PPJ Group được hơn 11 năm. Tuy mới nhận nhiệm vụ Quản đốc được vài ngày tại thời điểm phỏng vấn, nhưng chúng tôi thấy rõ được phẩm chất chèo lái khéo léo của một người tổ trưởng nơi chị. Không chỉ vững vàng về chuyên môn, chị còn rất giàu lòng nhân ái khi luôn đau đáu, quan tâm lo lắng đến cuộc sống tâm tư của công nhân viên. Điển hình như câu chuyện đầy thương cảm của một nữ công nhân có chồng cũng là đồng nghiệp tại đơn vị, nhưng anh không may bị tai biến, chị phải một mình bươn chải, gánh vác tổ ấm nhỏ với 3 đứa con thơ. Chị Hoài cùng các anh chị Tổ trưởng khác đã ngay lập tức họp bàn để tìm cách giúp đỡ. Lúc thì gom tiền, lúc thì mua nhu yếu phẩm nhằm phần nào hỗ trợ, tiếp sức cho đồng đội của mình trong cơn hoạn nạn. Tuy giá trị những món quà không quá lớn, nhưng thẳm sâu trong đó là câu chuyện về tình người, tình đồng nghiệp.
Chị Hoài nhỏ nhẹ chia sẻ: “Chị là dân miền Trung, chồng người miền Bắc, quãng thời gian quen và lấy nhau hai vợ chồng tay trắng lập nghiệp trong này, nên rất khó khăn, do vậy chị rất đồng cảm với câu chuyện của bạn công nhân trên nói riêng và các bạn công nhân khác mà chị quản lý nói chung. Chị luôn động viên các bạn hãy luôn chăm chỉ làm việc, để tăng năng suất, sản lượng tốt hơn cho công ty. Mỗi người cố gắng một chút sẽ có được thành quả lớn. Công ty đã phát triển hơn rất nhiều so với ngày đầu chị gia nhập, mức thu nhập của công nhân ngày càng cao, những bữa ăn ca ngon hơn, chất lượng cuộc sống của mọi người được nâng cao và chú trọng hơn. Đây đều là những điều chị rất tự hào!
Chị Ngô Thị Thu Hương – Quản đốc Xưởng 1 – Phong Phú Long An
Trước khi vào làm việc tại Phong Phú Long An, chị Hương đã có nhiều năm kinh nghiệm làm hàng jeans cho một công ty may khác ở khu vực lân cận. Chị cảm thấy kỹ năng của mình phù hợp với dòng hàng này, vì thế nên khi công ty chuyển sang dòng hàng khác, chị đã ứng tuyển vào Phong Phú Long An để được tiếp tục làm công việc mình yêu thích. Đến nay, giữ vị trí Quản đốc sau 8 năm cống hiến, chị Thu Hương chính là một trong những người chứng kiến từng sự đổi thay tích cực của Phong Phú Long An, mà điều thể hiện rõ ràng nhất, đó là thu nhập của người lao động ngày càng cao, môi trường làm việc ngày càng ổn định, tâm lý của người lao động ngày càng phấn khởi, yêu mến và muốn gắn bó với công ty. Sự đổi thay tích cực này là nhờ những cải tiến, đổi mới từ Ban Lãnh đạo, mà trong đó phải kể đến việc áp dụng phương thức 3P trong cách tính thu nhập, mang lại sự đánh giá công bằng hơn đối với những đóng góp của anh chị em công nhân. Tại Phong Phú Long An hiện nay, mức lương công nhân trung bình khoảng 7 – 8 triệu/tháng, thậm chí có thể lên tới 11 – 12 triệu/tháng hoặc cao hơn đối với những công nhân lành nghề, chăm chỉ và nỗ lực trong công việc.
Chị Hương không chỉ là một người quản lý, mà còn là người Chị, người Bạn của các anh chị em công nhân. Chị luôn thủ thỉ tâm tình, động viên các anh chị em cố gắng làm việc để có thu nhập ổn định lo cho cuộc sống. Lần nọ, có bạn công nhân gặp khó khăn, cầu cứu chị Hương, chị lại móc tiền túi ra hỗ trợ. Chị bảo, “Người quản lý là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tiếp tục làm việc hay tìm nơi khác của các bạn công nhân. Chị dùng cái Tâm để quản lý và điều hành nhân sự, đó chính là cách để giữ chân được người lao động cho công ty”.
Chị Phạm Thị Cẩm – Tổ trưởng Chuyền 8 Xưởng 2 – Phong Phú Long An
Chị Cẩm cũng là một người Tổ trưởng có tiếng yêu thương nhân viên mình như những người thân trong gia đình. “Theo chị, một người tổ trưởng tốt là một người có thể giữ chân được NLĐ ở lại và gắn bó với công ty bền chặt. Ví dụ như rất nhiều trường hợp, các bạn công nhân bất đắc dĩ phải nghỉ việc vì một số lý do cá nhân, nhưng sau khi đã giải quyết được mọi chuyện ổn định, họ đều xin được quay trở lại công ty làm việc”. Khi được hỏi về kinh nghiệm quản lý, chị Cẩm cho biết, trong suốt 11 năm làm việc tại công ty, thay vì áp dụng những kỷ luật răn đe cứng nhắc hay những lời hứa suông vô nghĩa, chị lựa chọn cách làm bạn với họ, để xóa mờ dần khoảng cách giữa các cấp bậc. Chị Cẩm cho biết, nhà máy của chị có nhiều công nhân hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, xuất thân từ gia đình nông nghiệp, thu nhập không được nhiều, lại ở rất xa nơi nhà máy trú đóng, thậm chí họ phải dậy từ 3 giờ sáng để kịp chuyến xe buýt tới công ty. Chị dặn dò: “Các em đã rất vất vả đi làm xa thì hãy cố gắng hết sức để kiếm được nguồn thu nhập xứng đáng, đừng lãng phí thời gian!”.
Kể từ khi tài xỉu online áp dụng phương pháp tính lương 3P nhằm tăng năng suất, nâng cao nhận thức giúp NLĐ nâng cao thu nhập thông qua việc cá nhân hóa sản xuất, từ đó thu nhập của công nhân rất ổn định và thấy được rất rõ kết quả khi phương pháp này được áp dụng ngay từ tháng lương đầu tiên.
Chị Nguyễn Thị Hiếu – Công nhân Chuyền 2 Xưởng 1 – Phong Phú Long An
Chị Hiếu là một công nhân xuất sắc, liên tục được các Tổ trưởng và các đồng nghiệp xung quanh đánh giá cao trong suốt 11 năm làm việc tại đơn vị. Trong các đợt xét duyệt danh sách đi du lịch nước ngoài dành riêng cho những cá nhân xuất sắc luôn có tên chị. Chị cũng thường là một trong những công nhân có mức lương cao nhất của Nhà máy. Để đạt được những kỹ năng chuyên môn giỏi như chị là cả một quá trình dài và bền bỉ, nỗ lực học hỏi, sáng tạo trong công việc. Không giữ bí kíp cho riêng mình, chị luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức cho đồng nghiệp xung quanh. Chị kể, có một lần trong lúc làm việc, chị bất chợt nảy ra được 1 sáng kiến nhằm rút gọn được thời gian sản xuất, tiết kiệm chi phí cho công ty, ngay lập tức chị báo cáo Ban Lãnh đạo và thật bất ngờ, chị đã được Ban Lãnh đạo ghi nhận và “thưởng nóng”. Chị nói, “Giờ đây đối với chị, các loại máy trong phân xưởng không còn xa lạ gì với chị nữa. Chị có thể sử dụng rất thành thạo và nhuần nhuyễn điều khiển chúng. Tất cả các công đoạn làm ra 1 chiếc quần, phần nào chị cũng có thể thao tác được hết”. Nghe có vẻ dễ nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Với những thành tựu chị đã cống hiến và kinh nghiệm của mình, không ít lần được chị được đề bạt lên vị trí Tổ trưởng, tuy nhiên chị luôn khiêm tốn từ chối, vì sợ không làm tròn trách nhiệm được Lãnh đạo tin tưởng giao phó và xin được tập trung làm tốt công việc chuyên môn của mình.
Chị Lê Thị Yến Khoa – Công nhân Chuyền 2 Xưởng 2 – Phong Phú Long An
Bạn công nhân trẻ măng có cái tên khá đặc biệt – Yến Khoa – mới chỉ làm việc tại Nhà máy Phong Phú Long An được khoảng 2 – 3 năm, thế nhưng luôn nằm trong Top công nhân có mức lương cao ổn định của Nhà máy. Bạn có tay nghề thuần thục, sử dụng thành thạo được tới 3 – 4 thiết bị, luôn đảm bảo được năng suất, hơn nữa còn thường xuyên hoàn thành dư định mức của mình để tranh thủ hỗ trợ thêm cả các công đoạn khác trong chuyền, vậy nên hiệu suất công việc của Khoa luôn ở mức cao.
Mỗi ngày đi làm của Khoa là một chặng đường khá xa. Nhà Khoa ở gần vùng núi, nên ngày nào bạn cũng phải dậy từ 4h sáng để kịp bắt chuyến xe ca đưa người lao động tới Nhà máy. Nhưng bạn bảo, “Nhà em gần đường lớn rồi, nên còn may mắn hơn nhiều anh chị ở sâu bên trong, phải đi xuồng, đi thuyền mới ra đến đường đón xe đi làm. Các anh chị ấy thường phải dậy từ 3h sáng mới kịp.” Vất vả là thế, nhưng Khoa cũng như các anh chị em công nhân ở xa vẫn vô cùng chịu thương, chịu khó và quý trọng công việc hiện tại. Chúng tôi có nghe anh Huỳnh Tuấn Kiệt – Giám đốc Liên Vùng 1 chia sẻ về kế hoạch xây dựng nhà máy tại khu vực vùng sâu vùng xa, quê của Yến Khoa và nhiều anh chị em khác. Nếu dự án này được triển khai thành công, đó sẽ là cơ hội để tạo việc làm cho nhiều lao động dôi dư tại khu vực đó, cũng như tạo điều kiện cho các anh chị em công nhân xa nhà của Phong Phú Long An vơi bớt khó khăn, vất vả trên quãng đường đi làm.
Những CBCNV-NLĐ mà chúng tôi đã gặp trong chuyến thăm Nhà máy Phong Phú Long An đều có tuổi nghề nhiều năm, trong đó nhiều chị đã gắn bó với Nhà máy, với tài xỉu online tới hơn 1 thập kỷ. Họ đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho ngôi nhà thứ hai, để gom nhặt không chỉ kiến thức, sự tự tin trong công việc, mà còn là những niềm vui, tự hào và hạnh phúc.
Mời Quý độc giả đón đọc bản đầy đủ của Tập san “Người PPJ” số 04 tại link: